Niềng răng có hại không? Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đang được áp dụng phổ biến tại hầu hết các nha khoa. Việc sử dụng hệ thống khí cụ mắc cài giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, điều chỉnh được những sai lệch của hàm răng cũng như khắc phục được thẩm mỹ cho toàn gương mặt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Niềng răng có hại không?

Niềng răng là hình thức bác sĩ gắn các khí cụ nha khoa chuyên dụng lên răng nhằm giúp răng di chuyển về vị trí cung hàm mong đợi. Theo đó, một người hoàn thành quá trình điều trị niềng răng phải đeo khí cụ trên răng trong suốt 18 - 36 tháng, tùy thuộc từng mức độ sai lệch răng.

Niềng răng không chỉ giúp răng đẹp mà còn chắc khỏe*

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn loại hình niềng răng với da dạng các khí cụ như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt trong, không mắc cài... Vậy việc áp dụng các loại hình niềng răng có hại không?

Trên thực tế, niềng răng chỉ tác động bên ngoài mặt răng và tạo lực để chân răng di chuyển, không gây xâm lấn vào các mô cơ mềm nên không gây nguy hại. Bên cạnh đó, việc niềng răng không giúp bạn sở hữu hàm thẩm mỹ mà còn giúp điều chỉnh hiệu quả khớp cắn.

Ngoài ra, với một hàm răng đều đặn, thẳng hàng, công tác vệ sinh răng miệng cũng được đảm bảo hơn. Một hàm răng đều đặn giúp hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng. Do đó, bạn không cần lo lắng niềng răng có hại không khi thực hiện.

Vậy niềng răng như thế nào hiệu quả và an toàn?

Để không phải lo lắng niềng răng có hại không và nhằm đảm bảo niềng răng an toàn, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây.

- Lựa chọn địa chỉ niềng răng tốt. Niềng răng tuy là phương pháp được áp dụng phổ biến tại các phòng nha nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi, thì mới đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, muốn niềng răng an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, có thiết bị kỹ thuật hiện đại.

- Dù là niềng răng với niềng răng mắc cài sứ tự buộc hay niềng răng mặt trong thì cũng cần được thực hiện đúng quy trình các bước gồm thăm khám và tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị, phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng. Đặc biệt, lực kéo sử dụng phải phù hợp, không quá mạnh cũng không quá yếu.

Niềng răng còn giúp sắp xếp lại răng đều đặn hơn*

- Sau khi niềng răng, bạn cần có chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách. Vì khi mắc cài được gắn lên răng, việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn, đây là điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về vấn đề niềng răng có hại không mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn. Hiện có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau giúp bạn lựa chọn được một hàm răng chắc khỏe.
 
Top