Răng móm là tình trạng răng hàm dưới đưa ra nhiều hơn so với hàm trên, khiến tương quan hai hàm bị sai lệch và gương mặt trở nên không cân đối. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Niềng răng móm là giải pháp thường được áp dụng nhưng liệu có phù hợp cho mọi trường hợp?

Niềng răng móm là gì-1

Niềng răng móm là gì? 


Móm hay còn gọi là sai khớp cắn loại 3/ khớp cắn ngược. Là tình trạng tương quan hàm trên và hàm dưới trái với quy luật bình thường – hàm dưới phủ ngoài hàm trên. Trước khi tìm hiểu về niềng răng móm thì bạn cũng cần biết. Móm được chia làm 3 dạng cơ bản:

Móm do răng

Móm do xương hàm

Móm do cả răng và xương hàm

Niềng răng móm là phương pháp áp dụng kỹ thuật hiện đại với quy trình thực hiện an toàn, đúng quy trình cho bạn kết quả ưng ý. Khách hàng bị khuyết điểm về hàm răng bị móm khi đến trung tâm nha khoa được các bác sĩ thăm khám về tình trạng đang gặp phải, xác định nguyên nhân bị móm cũng như đưa ra phác đồ căn chỉnh hướng răng và phương pháp thích hợp để căn chỉnh khớp căn ở cả 2 hàm. 


Chỉ sau một thời gian thực hiện, hàm răng của bạn được đưa về đúng vị trí giúp bạn có được hàm răng đep hơn và đẩy lùi được khuyết điểm của mình. Thế nào là răng khôn mọc lệch gây đau?

Niềng răng móm là gì-2

Quy trình niềng răng móm tại nha khoa


Để biết được chính xác khuyết điểm và nguyên nhân móm cũng như phương pháp điều trị sao cho hiệu quả, trung tâm thực hiện niềng răng móm theo quy trình chuẩn, cụ thể như sau:


Bước 1: Trước khi niềng răng móm, bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp phim X-quang để khảo sát toàn diện tình trạng xương hàm và răng.


Bước 2: Qua kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ đánh giá tình trạng răng hiện tại, mức độ móm và đưa ra phương pháp điều trị niềng răng móm phù hợp nhất.


Bước 3: Gắn bộ mắc cài lên răng của người thực hiện một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, bởi đây là tiền đề để tạo lực xiết về sau cho răng vào đúng vị trí.


Bước 4: Người thực hiện sau khi gắn mắc cài lên răng trải qua những giai đoạn tạo lực xiết và đặt hẹn lịch theo dõi mức độ di chuyển của răng cùng các bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng móm. Nếu có vấn đề phát sinh thì những lần tái khám này các bác sĩ cho bạn biết và thay đổi kế hoạch điều trị nếu cần.


Bước 5: Sau khi bác sĩ kiểm tra và thấy hàm răng móm đã được điều chỉnh đúng vị trí và tạo được nét thẩm mỹ cần có cho gương mặt người thực hiện, bác sĩ cho tháo mắc cài và đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian từ 1,5 - 2 năm nhằm ổn định hàm răng, tránh tình trạng răng lại tiếp tục dịch chuyển sau khi đã gỡ mắc cài.


Bước 6: Khi răng và xương hàm đã ổn định, người thực hiện không cần mang hàm duy trì và đến đây là quá trình điều trị răng móm đã kết thúc.


Niềng răng móm là phương pháp chỉnh nha được áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để quá trình điều trị không xảy ra bất kỳ trở ngại nào, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định nghiêm ngặt, đồng thời thực hiện tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

 
Top