Răng bị chảy máu có mùi hôi có nhiều nguyên nhân gây ra, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ được sức khỏe răng miệng tốt nhất, tránh những biến chứng. Tuy nhiên, khắc phục như thế nào? Chảy máu răng có nguy hiểm không? Cùng xem thêm qua bài viết sau đây.

Răng bị chảy máu có mùi hôi-1
Răng bị chảy máu, đau nhức*

Răng bị chảy máu có mùi hôi là bệnh gì?

Răng bị chảy máu là một dạng bệnh lý răng miệng thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Tuy nhiên, bệnh sẽ nguy hiểm nếu như chủ quan và không điều trị sớm. Răng bị chảy máu có mùi hôi được cho là biến chứng nguy hiểm, cần phải xem xét các nguy cơm sớm. Bởi ở một số trường hợp để lâu ngày, bệnh sẽ diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến chân răng và gây rụng răng sớm.

Nguyên nhân là do:

- Viêm lợi: Còn được gọi là viêm nướu, bệnh do mảng bám trên răng gây ra, sưng đỏ và chảy máu. Viêm lợi là hệ quả do vệ sinh kém làm vi khuẩn tích tụ trong nướu răng. Các vi khuẩn gây hại phân hủy mảng bám ở kẽ răng, là nguyên nhân gây hôi miệng. Viêm lợi cũng gây đau nhức, răng lung lay nhẹ.

- Tiểu đường: Hôi miệng và chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể sẽ giảm sản xuất insulin nên người bị tiểu đường suy yếu hệ miễn dịch, dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tình trạng khó đông máu khiến chân răng chảy máu kéo dài do nồng độ đường trong máu cao.

- Vệ sinh răng miệng kém: Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương nướu và làm phát sinh mùi hôi.

Răng bị chảy máu có mùi hôi-2
Viêm chân răng khiến răng bị chảy máu*

- Sâu răng: Vi khuẩn xâm nhập, gây ra quá trình hủy khoáng và làm mất mô cứng của răng. Cách nhận biết sâu răng là sự xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng, đau nhức, chảy máu chân răng, hôi miệng.

- Viêm quanh răng: Các mô bao quanh cuống răng bị viêm và sưng. Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, sang chấn răng. Dấu hiệu sốt cao, môi khô, chảy máu chân răng, hôi miệng là triệu chứng của viêm quanh răng cấp tính.

- Viêm nha chu: Là dạng nhiễm trùng lợi nặng, triệu chứng sẽ bao gồm đau khi ăn nhai, răng lung lay, sưng nướu, răng bị chảy máu có mùi hôi, có mủ. Viêm quanh răng kéo dài có thể khiến chân răng bị hư hại dẫn đến mất răng, viêm khớp dạng thấp, các bệnh hô hấp, đột quỵ.

- Thiếu canxi và vitamin: Thiếu hụt canxi dễ gây loãng xương, sâu răng và có nguy cơ bị viêm nha chu. Hôi miệng và chảy máu chân răng còn có thể do cơ thể thiếu hụt vitamin K.

- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết tố, ung thư máu, tác dụng phục của thuốc hoặc hút thuốc lá lâu ngày cũng khiến răng bị chảy máu và có mùi hôi.

Răng bị chảy máu có mùi hôi-3
Chữa răng bị chảy máu bằng thuốc kháng sinh*

Điều trị răng bị chảy máu có mùi hôi

Khi gặp những vấn đề bất thường của răng miệng, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có biện pháp điều trị thích hợp.

Điều trị bằng phương pháp y tế

- Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi tình trạng nhiễm trùng mô nướu và chân răng nặng, gây đau nhức nhiều.

- Cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.

- Men răng tái sinh nhằm kích thích răng mọc và khỏe mạnh trở lại.

- Bào láng gốc răng để ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng, loại bỏ vi khuẩn gây hại.

- Ghép mô mềm ở vòm họng vào vùng nướu bị ảnh hưởng để tái tạo mô và ổn định chân răng.

Răng bị chảy máu có mùi hôi-4
Điều trị viêm nha chu tại nhà*

Điều trị tại nhà

- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm giảm vi khuẩn gây hại, hạn chế nhiễm trùng và khử mùi hôi miệng.

- Uống trà gừng và mật ong để loại bỏ vi khuẩn gây hại, khử mùi hôi, làm dịu niêm mạc miệng, giảm sưng đau.

- Trà đinh hương giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, ngăn ngừa chảy máu, giảm tình trạng chảy máu chân răng và hôi miệng.

Răng bị chảy máu có mùi hôi là tình trạng nguy hiểm, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra sớm để thực hiện chữa trị kịp thời. Tránh tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

 
Top