Các loại niềng răng là phương tiện để giúp bạn nắn chỉnh lại những chiếc răng mọc sai lệch trở nên đều đặn hơn trên cung hàm. Hiện nay, có khá nhiều loại hình niềng răng với các tính chất khác nhau. Để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chỉnh nha, nha khoa xin chia sẻ các thông tin cụ thể về các loại khí cụ niềng răng phổ biến nhất dưới đây!

Một hàm răng đều đặn giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống và có quá trình ăn uống thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, răng đều đặn còn giúp việc vệ sinh đảm bảo, hạn chế các vấn đề về răng miệng. Vậy niềng răng ở đâu tốt nhất?

Các loại niềng răng hiện nay

Hiểu rõ được đặc điểm của từng loại mắc cài niềng răng sẽ giúp bạn định hướng được việc áp dụng kỹ thuật niềng răng nào, chuẩn bị chi phí phù hợp trước khi bước vào tiến trình chỉnh nha. Có 2 dạng niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Đối với niềng răng mắc cài, dựa vào vật liệu chế tạo thành sẽ có 3 loại là mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài pha lê. Niềng răng không mắc cài hiện nay chủ yếu là 3D Clear và Invisalign. 

Niềng răng mắc cài kim loại*

Niềng răng mắc cài

- Mắc cài kim loại: Đây là loại cơ bản nhất, có từ lâu đời nhất, được làm bằng bạc hoặc vàng. Khung kim loại bề chắc nên có thể chịu được các lực tương tác hàng ngày. Thời gian đầu khi mới gắn, người bệnh sẽ có một chút ê buốt nhưng nó sẽ nhanh chóng qua đi sau khi răng nướu đã thích ứng với sự hiện diện của mắc cài. Các loại niềng răng bằng kim loại đều có dây su đàn hôi giữ khung và định hình cấu trúc cho răng hàm. Ngoài ra còn có chi phí rất thấp nên phù hợp với nhiều người. 

- Mắc cài sứ: Là phương pháp niềng răng thay thế cho mắc cài kim loại. Bởi cũng được gắn trực tiếp lên mặt ngoài của răng nhưng mắc cài được thiết kế từ vật liệu sứ, có thẩm mỹ cao. Người bệnh sẽ cảm thấy tự tin hơn trong suốt thời gian đeo mắc cài, dây thun đàn hồi cao. Nhưng chi phí thực hiện cao hơn niềng răng kim loại, thời gian điều trị kéo dài và cần phải vệ sinh đúng cách mới giúp bảo vệ mắc cài cũng như răng miệng. 

Bên cạnh 2 loại mắc cài trên, còn một số loại như niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mặt trong cũng có cơ chế hoạt động tương tự như mắc cài kim loại. Tuy nhiên, mắc cài tự buộc có rãnh trượt tự động nên giúp răng di chuyển dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian thực hiện. Còn mắc cài mặt trong thay vì gắn mặt ngoài răng sẽ được gắn mặt trong của răng để tăng tính thẩm mỹ.

Niềng răng không mắc cài

Đây là loại niềng răng tiên tiến nhất hiện nay, là phát minh vượt bậc của các trung tâm nha khoa thẩm mỹ được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng. Thay vì sử dụng hệ thống mắc cài vướng víu, khó chịu, niềng răng không mắc cài sẽ dùng khay niềng bằng nhựa trong suốt. Khay niềng được thiết kế riêng biệt cho từng trường hợp răng, một quy trình niềng răng sẽ cần sử dụng từ 24 - 42 khay niềng.

Vì có màu sắc trong suốt nên người bệnh sẽ tự tin hơn khi niềng răng, người đối diện rất khó nhận ra khay niềng. Không những thế, khay niềng tháo ra lắp vào linh hoạt, giúp cho việc ăn nhai và vệ sinh thuận tiện hơn, ngăn chặn được những bệnh lý răng miệng thường gặp khi niềng răng. Tuy nhiên, vì sở hữu ưu điểm nổi trội cùng công nghệ chế tạo khay niềng hiện đại nên cần chi phí thực hiện rất cao. Bạn cần cân nhắc tài chính để chọn giải pháp chỉnh nha thích hợp.

Niềng răng không mắc cài*

Nên làm gì sau niềng răng? 

Thời gian niềng răng sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng theo tình trạng răng miệng và độ tuổi bệnh nhân. Trong khoảng thời gian đầu khi mới niềng răng xong, bạn sẽ không ăn uống được nhiều vì cảm giác đau nhức khó chịu. Để hàm răng chắc khỏe sau niềng răng, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: 

- Chỉ ăn những thực phẩm mèm, vì như thế hàm răng không phải ăn nhai quá nhiều, hạn chế việc đứt và lệch hàm răng. Các thực phẩm khuyến khích nên ăn nhiều là nước ép trái cây, sữa tươi, súp… 

- Không nên ăn thực phẩm quá cứng và sử dụng lực ăn nhai nhiều. Bạn cần tránh những thực phẩm như thịt cứng, sườn, kẹo… 

- Niềng răng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, vậy nên những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường bạn cũng nên hạn chế. 

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về các loại niềng răng mà bạn quan tâm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.
 
Top