Thay răng là 1 quá trình phát triển bình thường ở trẻ em, thường xảy ra ở khoảng 6 – 12 tuổi. Tuy nhiên, vài trường hợp có thể sớm hoặc muộn hơn, nhất là trẻ có dấu hiệu thay răng chậm không khỏi khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng cách chuyên gia nha sỹ nói gì về nguyên nhân trẻ thay răng chậm này nhé!


 Trẻ chậm thay răng sữa làm thế nào?
 Trẻ chậm thay răng sữa làm thế nào?  
Nguyên nhân khiến trẻ chậm thay răng sữa 


Khi những chiếc răng sữa bắt đầu có dấu hiệu lung lay và rụng đi để thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn theo trẻ đến suốt cuộc đời. Đây được xem như là một cột mốc lịch sử đánh dấu sự trưởng thành trong chu kỳ răng của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng cần phải theo dõi sự phát triển của răng miệng con em mình. 

Bình thường, thời gian thay răng sữa sẽ diễn ra từ khi trẻ bước sang tuổi thứ 6, và thứ tự thay răng cũng tương tự như lúc bé mọc răng sữa. Chiếc răng nào mọc trước thì sẽ thay trước cho đến lúc bé 11-12 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bé có thời gian thay răng sữa rất chậm. 

Bạn nên biết răng thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng. Nếu răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng đang bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác. 

Bên cạnh đó, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp một phần ảnh hưởng tới thời gian thay răng nhanh hay chậm. Một số thói quen xấu của trẻ như đưa thay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào khoảng trống của chiếc răng sữa vừa rụng đi. Việc này sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm mà còn khiến răng mọc chậm hơn. 

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến trẻ chậm thay răng sữa đó là vị trí mất răng không có mầm răng vĩnh viễn nên chiếc răng mới sẽ không bao giờ mọc ra. Phải đợi đến lúc trẻ đủ tuổi thì mới tiến hành trồng răng giả thay thế cho răng bị thiếu. 

Trẻ chậm thay răng sữa phải làm sao? 

Trẻ chậm thay răng sữa phải làm sao? mới niềng răng nên ăn gì? Bố mẹ nên theo dõi răng bé thường xuyên trong quá trình thay răng sữa. Như vậy bất cứ vấn đề bất thường nào như răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn… thì bố mẹ đều có thể kịp thời đưa bé đi nha khoa để chữa trị. 

Trong thời gian bé thay răng các bậc phụ huynh cũng nên cho bé đi khám nha khoa thường xuyên để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. 

Bố mẹ nên nhắc bé không tự ý nhổ răng sữa khi chúng chưa đến thời gian rụng. Việc nhổ răng sai thời điểm có thể khiến chân răng bị nhiễm trùng. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nhổ răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ để được giúp đỡ. 

Đánh răng hàng ngày là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt khi răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn thì bố mẹ càng cần theo dõi, nhắc nhở bé đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng. 

Bố mẹ nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với tuổi của bé. Thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/ lần để giảm các vi khuẩn có hại. Thời gian đánh răng mỗi lần khoảng 2 - 3 phút. Sau khi đánh răng bé có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hàm răng được bảo vệ tốt hơn. 

Bố mẹ nên nhắc bé không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng răng cắn các vật cứng… khi thay răng. Các thói quen xấu kể trên rất có hại cho răng bé, có thể dẫn tới trẻ chậm thay răng sữa, vì vậy cần phải được loại bỏ. 

Mong rằng với những lời chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề trẻ chậm thay răng sữa. Mong rằng bạn đã sớm rút ra nhiều kinh nghiện giúp ích cho việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng của trẻ thật tốt.


Bài viết được trích nguồn tại: https://malumtien.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top