Niềng răng có hại không? Niềng răng là giải pháp chỉnh hình răng tốt nhất được nhiều người tin dùng. Nhưng vẫn có nhiều người hoài nghi rằng liệu niềng răng có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không. Để giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Niềng răng chỉnh nha là thuật ngữ dùng trong nha khoa, phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch trở nên đều đặn và chính xác hơn trên cung hàm. Vậy nieng rang het bao nhieu tien?

Niềng răng có hại không? Làm sao để hạn chế rủi ro?-1
Niềng răng có hại không*

Niềng răng có hại không? 

Không thể phủ nhận niềng răng là phương pháp chỉnh hình răng mọc lệch vô cùng tốt và được nhiều người tin dùng. Tuy giải pháp được đánh giá là an toàn, không gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp sử dụng có thể gặp một số ảnh hưởng như: 

Đau đầu và đau hàm 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa răng miệng thì quá trình răng di chuyển sẽ khiến cơ thể sinh ra một số phản ứng như viêm lợi hay vị sâu răng. Lúc này cơ thể sẽ tăng cường cung cấp máu tới những khu vực bị đau nhức và sản sinh ra từng loại protein để chống lại những tác nhân gây đau. Quá trình này diễn ra suốt vài ngày và dẫn tới cảm giác căng thẳng thần kinh gây nên chứng đau đầu. 

Tổn thương môi má 

Vào thời gian đầu khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy hơi vướng víu, cộm cấn. Nguyên nhân vì răng miệng chưa quen được với hệ thống khí cụ niềng. Nếu lựa chọn nhầm địa chỉ nha khoa kém chất lượng thì khả năng sử dụng khí cụ kém chất lượng cũng cao. 

Các loại khí cụ này thường không được mài dũa cẩn thận, chỉ gia công thô sơ nên dễ gây ra các vết lở loét ở mặt tỏng của má và môi. Điều này làm tăng khả năng nhiễm trùng và mắc một số bệnh lý khác.

Niềng răng có hại không? Làm sao để hạn chế rủi ro?-2
Niềng răng giúp sắp xếp lại răng đều đặn hơn*

Bung sút mắc cài 

Niềng răng có hại không? Với những loại khí cụ niềng răng có mắc cài, nếu không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình ăn nhai thì dễ gặp phải tình trạng dây cung bị búng sút. Kết hợp với quá trình ăn nhai sẽ khiến dây cung đâm vào má gây chảy máu. 

Nguy cơ cao bị sâu răng 

Điều này xảy ra khá thường xuyên ở những loại khí cụ niềng răng có mắc cài. Các khe hở giữa mắc cài và răng dễ khiến thức ăn còn giắt lại trên các khe hở mà bàn chải không thể làm sạch hoàn toàn. Vì thế nhiều trường hợp khách hàng không chăm sóc đúng cách sẽ bị sâu răng. 

Tăng khả năng biến dạng khuôn mặt 

Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là vị thành niên, mà trong thời điểm này xương hàm đang còn trong giai đoạn phát triển nên bác sĩ thực hiện không có nhiều kinh nghiệm sẽ khiến khuôn mặt bị biến dạng. Nhưng nếu được thực hiện bởi một bác sĩ giỏi thì kết quả đạt được sẽ vô cùng tốt. 

Chết tủy răng 

Chết tủy răng sẽ xảy ra với những trường hợp bác sĩ có tay nghề kinh nghiệm kém. Vì trong quá trình lập kế hoạch điều trị, tính toán lực kéo, bác sĩ không tính toán chính xác hướng di chuyển cũng như tốc độ di chuyển. Vậy nên răng dễ đi lệch hướng và có thể khiến răng bị lung lay.

Niềng răng có hại không? Làm sao để hạn chế rủi ro?-3
Nụ cười rạng rỡ hơn sau niềng răng*

Làm sao để hạn chế những rủi ro khi niềng răng 

Sau khi hiểu niềng răng có hại không, nhiều người cũng thắc mắc làm sao để hạn chế những rủi rõ có thể xảy ra trên. 

- Cần chải răng thường xuyên ngày 2 – 3 lần với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. 

- Chỉ sử dụng thực phẩm mềm khi niềng răng và tránh những thực phẩm cứng. 

- Hạn chế ăn nhiều tinh bột và đường. 

- Không tự điều chỉnh mắc cài, dây thun tại nhà. 

- Tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và thăm khám định kỳ. 

Với những lời chia sẻ của chúng tôi trên đây về câu hỏi niềng răng có hại không mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Bên cạnh đó, đừng quên tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để tránh gặp những biến chứng xấu.
 
Top