Áp xe răng ở trẻ em là vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Áp xe là biến chứng của sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn ở trẻ, chúng gây ra cho trẻ những cơn đau dữ dội và gây mất răng sữa sớm ở trẻ. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập các thông tin về áp xe răng ở trẻ, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Áp xe răng ở trẻ em - Các thông tin phụ huynh nhất định phải biết 1
Áp xe gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Áp xe răng ở trẻ em - Các thông tin phụ huynh nhất định phải biết


Áp-xe răng ở trẻ em thường là do biến chứng của bệnh sâu răng, vi khuẩn thường hiện diện trong mảng bám, tạo đường xâm nhập vào răng. Ngoài ra, cũng có thể do răng bị chấn thương, răng bị gãy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra làm vi khuẩn đi vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy răng.

Vi khuẩn xâm nhập vào răng qua những lỗ sâu vào tủy, gây nhiễm trùng tủy, gọi là viêm tủy. Khi tủy bị viêm sẽ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào xương ổ răng hình thành áp-xe quanh chóp, thường gặp ở trẻ em

>>Xem thêm: niềng răng hô có phải nhổ răng không

Triệu chứng của áp xe chân răng rất dễ nhận biết: khi ăn nhai sẽ có cảm giác đau, hoặc có thể đâu tự phát khi tự nhiên. Răng rất dễ nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh thậm chí bị hôi miệng. Nếu bệnh nặng, có thể phát sốt, sưng hạch ở cổ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Có mùi khó chịu trong miệng của trẻ, hơi thở hôi. Đau khi nhai, trẻ có cảm giác mệt mỏi, không khỏe, mủ đặc và có mùi hôi có thể chảy ra ngoài và cơn đau sẽ ngừng ngay sau khi thoát mủ. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì có thể trẻ đã bị áp xe răng, bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm và lan ra mô mềm. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, lúc đó răng không còn giữ và bảo tồn được nữa, cuối cùng phải nhổ bỏ răng nguyên nhân.


Cách phòng tránh áp xe răng ở trẻ



Áp xe răng ở trẻ em - Các thông tin phụ huynh nhất định phải biết 2
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng từ nhỏ
Ngoài tìm hiểu áp xe chân răng là gì, bạn nên có những cách phòng tránh bệnh cho trẻ, để bảo vệ sức khỏe thật tốt cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Giữ gìn vệ sinhh răng miệng, chải răng 2-3 lần/ngày với bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn. Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.

Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các mảng bám thức ăn và các mảng bám gây sâu răng.Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

Khám nha khoa định kì 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng.

Thay đổi thói quen ăn uống như hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn có nhiều đường, bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết. Không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến áp xe răng ở trẻ em, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ răng miệng thật tốt cho con trẻ. Nếu trẻ gặp phải những vấn đề gì về răng miệng, bạn có thể đưa trẻ đến nha khoa Đăng Lưu để được thăm khám và điều trị.

TG: VT
 
Top