Cầu răng sứ là một trong 3 giải pháp phục hình răng giả phổ biến hiện nay gồm hàm giả tháo lắp và cấy ghép răng implant. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng cầu răng vẫn là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả và chi phí phù hợp.

Cầu răng là phương pháp được dùng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách bắc cầu giữa hai răng, cầu răng được nâng đỡ và dán vào các răng thật kế cạnh răng mất còn mạnh khỏe. Mỗi một cầu răng gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm ở giữa 2 mão này, 2 mão răng được gắn vào trụ răng thật và được gọi là nhịp răng. 

Vì sao phải làm cầu răng sứ? 

Khi bạn bị mất răng, chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Đồ ăn, thực phẩm sẽ bị mắc lại ở vị trí trống không được vệ sinh để lâu dài sẽ gây sâu răng, gây ảnh hưởng tới nướu và tới các răng khác. Nghiêm trọng hơn nếu để lâu dài khoảng trống mất răng sẽ bị tiêu xương không có gì để nâng đỡ môi và má gây ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ thẩm mỹ bề ngoài. Má của bạn sẽ bị hớp vào trông bạn sẽ già hơn và nét mặt sẽ không được hài hòa như trước nữa. 

Khi mất răng, lực đè ép lên nướu và các mô miệng khác tạo nên một số xáo trộn có hại cho sức khỏe của bạn. Hơn nữa, nó còn có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh nướu. Ảnh hưởng lâu dài tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số chứng minh của các nhà khoa học, việc mất răng còn gây khó khăn cho việc phát âm, gây khó khăn làm bạn nói không được rõ ràng. 

 Vì sao phải làm cầu răng sứ?

Làm cầu răng sứ có tốt không? 

Làm cầu răng nếu phục hình tốt thì hiệu quả cũng khá cao. Tuy nhiên, độ bền của cầu răng thường duy trì được từ 5-7 năm, nếu chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt thì độ bền sẽ cao hơn. Thông thường, làm răng sứ chỉ áp dụng cho trường hợp mất ít răng và các răng kế bên của răng mất phải khỏe mạnh và không bị bệnh lý. 

Làm cầu răng sứ có tốt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: 

Làm cầu răng phải mài cùi răng thật 
Về mặt kỹ thuật làm cầu răng, để có thể thực hiện được, bạn phải trải qua mài những chiếc răng khỏe mạnh để làm trụ đỡ cho cầu răng. 

Mài cùi răng không chỉ gây xâm lấn răng và gây đau nhức mà sức khỏe của răng sẽ giảm sút, lực nhai yếu đi nhanh chóng. 

Không phục hình toàn diện được cho răng 
So với implant thì làm cầu răng chỉ có thể áp dụng ở một số vị trí răng bởi bản chất của cầu răng là cần mài cùi răng thật làm trụ đỡ. Nếu các răng kế bên răng mất không khỏe mạnh thì việc phục hình bị thất bại. 

Không hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm 
Cầu răng là kỹ thuật không hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm vì phần khoang rỗng không được bù đắp dẫn đến tiêu xương, thay đổi cấu trúc hàm mặt. 


Làm cầu răng sứ có đau không? 

Răng được cấu tạo 3 lớp bao gồm: Ngoài cùng là men răng, tiếp đến là lớp ngà và cuối cùng là tủy răng. Khi điều trị bác sỹ chỉ mài một lớp men mỏng phía ngoài và trong suốt quá trình mài bạn sẽ được chích thuốc tê ngay vùng răng cần điều trị nên bạn không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình mài răng. 

Khoảng 2h sau khi mài răng, thuốc tê đã hết thì bạn hơi có cảm giác đau và ê buốt một chút, Tuy nhiên đây là biểu hiện bình thường khi mài cùi răng và thuốc tê hết tác dụng. Nếu độ nhạy cảm của răng bạn quá mức thì bác sĩ có thể kê cho bạn một vài viên thuốc giảm đau hay hướng dẫn bạn cách giảm đau tại nhà.

Bài viết trích nguồn tại: https://tuvanniengrangantoan.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top