Răng hô không chỉ ảnh hưởng đến khớp cắn, khả năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha hiệu quả khắc phục được khuyết điểm răng răng hô, vẩu, sau lệch khớp cắn bằng các khí cụ nha khoa cố định hoặc tháo lắp, gắn chặt vào răng giúp dịch chuyển đồng bộ các răng về đúng vị trí như mong muốn.


Niềng răng hô tiêu chuẩn quốc tế
Niềng răng hô tiêu chuẩn quốc tế

Niềng răng hô là gì? Có thực sự cần thiết?


Niềng răng hô là gì? răng sứ có niềng được không? Trong số những người gặp các vấn đề về răng, có rất nhiều trường hợp mắc phải khuyết điểm răng hô. Điều này làm cho khuôn mặt trở nên kém thẩm mỹ và khiến cho người bệnh tự ti với vẻ ngoài của mình. Chính vì vậy, áp dụng niềng răng hô là biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng răng xấu và có được một hàm răng đều đặn, nụ cười duyên trên môi.

Bên cạnh việc hoàn thiện thẩm mỹ, công dụng quan trọng của niềng răng hô là đảm bảo chức năng ăn nhai. Chức năng ăn nhai tốt có được là nhờ khớp cắn chuẩn được tạo ra sau khi niềng răng. Đồng thời, niềng răng hô giúp việc vệ sinh răng miệng diễn ra thuận lợi, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt.

Quy trình niềng răng hô tiêu chuẩn quốc tế

Thực hiện niềng răng hô theo quy chuẩn quốc tế, bạn cần trải qua các giai đoạn chỉnh nha với các bước sau:

Kiểm tra tình trạng răng miệng

Để chuẩn bị cho quá trình niềng răng hô, đầu tiên, nha sĩ thực hiện bước thăm khám tổng quát, chụp phim CT xem tình trạng răng, cũng như phần xương hàm, cung hàm để có thể đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp nhất. 

Khi đã nắm rõ tình trạng răng, xương hàm... nha sĩ tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng. 

Đây được cho là cơ sở để nha sĩ thiết kế mắc cài tương ứng với cung hàm của từng người. Việc làm này cũng nhằm đảm bảo tính chính xác khi nha sĩ bắt đầu lắp mắc cài lên trên mỗi răng của bạn. 

Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài

Trên cơ sở số liệu đã thu được, lấy dấu hàm và phim chụp, nha sĩ thiết kế mắc cài phù hợp với từng bước, từng giai đoạn niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.

Vệ sinh, làm sạch khoang miệng

Trước khi chính thức tiến hành niềng răng hô, nha sĩ vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận nhất có thể. 

Toàn bộ phần cao răng được lấy sạch để hạn chế tối đa chất bẩn đọng lại trong miệng - bởi sau khi niềng răng hô, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Gắn mắc cài lên răng hô

Ngay sau khi vệ sinh răng miệng, nha sĩ trực tiếp gắn mắc cài lên từng răng. Tùy từng trường hợp, những mắc cài này được gắn cố định trên bề mặt ngoài (hoặc trong) của răng bởi một loại keo dán đặc biệt. 

Tuy nhiên, một điểm lưu ý đặc biệt mà nha sĩ nhấn mạnh đó là khi gắn mắc cài, phần nước bọt ở trong miệng của người gắn cần được loại bỏ sạch.

Cố định mắc cài trên răng

Sau khi gắn mắc cài, nha sĩ kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo mắc cài ở vị trí chính xác nhất trên mỗi chiếc răng. Vị trí mắc cài ở đâu trên răng cũng phần nào quyết định lực kéo của dây cung và dây thun kết nối giữa các răng với nhau.

Khi đã xác định chính xác vị trí mắc cài, nha sĩ tiến hành cố định mắc cài bằng dây cung và sử dụng thun liên hàm phù hợp. 

Các dây thun kết nối giúp răng phối hợp, dịch chuyển hài hòa với nhau. Chỉ đến khi trật tự sắp xếp giữa các răng ổn nhất thì kết quả công đoạn niềng răng hô mới đạt yêu cầu.

Tuỳ vào từng trường hợp bệnh mà quá trình niềng răng hô mất khoảng 18 - 32 tháng. Sau khi răng đã về vị trí ổn định, nha sĩ tiến hành gỡ niềng răng và cho bạn sử dụng niềng răng cố định nhằm giữ răng ở vị trí đúng như vậy trong khoảng 6 tháng nữa trước khi kết thúc quá trình niềng răng hô.


Bài viết được trích nguồn tại: https://chamsocsacdep304.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu

Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top