Niềng răng trẻ em nên thực hiện ở độ tuổi nào tốt nhất hay niềng răng trẻ em áp dụng loại hình nào phù hợp là hai câu hỏi liên quan đến dịch vụ niềng răng mà Nha khoa Đăng Lưu thường tiếp nhận. Hãy cùng theo dõi một số thông tin hữu ích sau đây để có thể tìm được câu trả lời.


Niềng răng trẻ em lưu ý điều gì?
Niềng răng là kỹ thuật nắn chỉnh xương hàm và tổ chức lại vị trí răng về vị trí chuẩn mực trong khoang miệng. Để có kết quả cao nhất, việc niềng răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là trong giai đoạn xương hàm đang phát triển. Trường hợp tuổi đã lớn, xương hàm và vị trí răng đã hoàn thiện, không thể mọc răng nữa thì niềng răng rất khó đem lại kết quả cao. Ngoài ra có thể bạn chưa biết niềng răng hô có đau không

Những khuyết điểm về răng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi trưởng thành. Khi bị hô, vẩu, móm, răng chen chúc hay răng thưa đều sẽ khiến bé mất tự tin, tâm lý phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, ở độ tuổi 8-15, cha mẹ nên can thiệp niềng răng cho bé để đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu. 

Niềng răng trẻ em
Can thiệp niềng răng cho bé để đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu. 

Niềng răng trẻ em như thế nào?
Đối với các bé còn nhỏ sẽ gặp một số khó khăn trong thời gian đầu đưa "vật thể lạ" vào miệng, các bé sẽ phản ứng và quấy khóc, không chịu ăn hoặc đánh răng. Đây là thời điểm cha mẹ không nên nóng nảy với bé mà hãy quan tâm, giúp đỡ, động viên bé để hoàn tất kế hoạch niềng răng một cách trọn vẹn. Một số loại hình niềng răng hiện đại sẽ ít đau, ít gờ cạnh và giúp bé thoải mái hơn như niềng răng mắc cài trong suốt, niềng răng kim loại tự đóng,... cũng được yêu thích.

Chăm sóc bé trong thời gian niềng răng
Như đã nói, thời gian niềng răng tương đối dài sẽ gây áp lực tâm lý cho người đeo niềng nhất là trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh nên phối hợp với bác sĩ trong việc hỗ trợ bé vệ sinh răng miệng, kiêng khem ăn uống và nhất là tâm lý:

- Lên lịch đánh răng cho bé và giúp bé thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
- Gặp bác sĩ ngay khi mắc cài bị bung sút, cấn vào môi má hoặc cà vào môi khiến bé chảy máu.
- Bé chưa ý thức được việc giữ gìn mắc cài nên sẽ xảy ra trường hợp bé cố gỡ mắc cài khỏi miệng, cha mẹ chú ý.
- Động viên bé cố gắng đeo khí cụ để khi lớn lên có nụ cười đẹp giúp bé tự tin hơn trong cuộc sống.

Niềng răng trẻ em là phương pháp điều trị phụ huynh nên cân nhắc áp dụng cho bé vì ở độ tuổi này xương hàm vẫn còn đang trong quá trình phát triển, việc dịch chuyển răng song song hoàn thiện xương hàm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với niềng răng tuổi trưởng thành. Để an tâm hơn cha mẹ có thể đưa bé đến trung tâm Nha khoa Đăng Lưu để được bác sĩ thăm khám. 
Bài viết trích nguồn tại: https://dichvuniengranginvisalign.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top