Niềng răng không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, các răng không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm… Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ răng, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về những tai nạn có thể gặp phải khi niềng răng, nhất là niềng răng tại các trung tâm nha khoa kém chất lượng. Vậy bạn có biết bọc răng sứ cho răng khấp khểnh ở đâu tốt không?
Đau hàm, chết tủy
Một số bệnh nhân sau khi niềng răng một thời gian thì thấy hàm đau, sưng lợi, chân răng hở khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Nguyên nhân là do đeo niềng không đúng cách dẫn đến chết tủy, răng lung lay và rất dễ rụng.
Đau hàm khi niềng răng
Chỉnh hình sai
Nẹp răng không đúng khuôn hàm, chất liệu khuôn định hình răng kém cùng những chỉ dẫn sai trong quá trình điều trị sẽ khiến bạn không có một hàm răng đẹp như mong muốn. Những điều trị và chỉ định sai dễ dẫn đến viêm ổ chân răng, làm cho răng lung lay, dẫn đến phải nhổ răng vĩnh viễn.
Tiêu xương ổ răng, chân răng
Nếu dùng lực quá mạnh tác động lên các khớp hàm, chân răng sẽ dễ dẫn tới sụt ổ chân răng làm tiêu ổ răng, tiêu xương chân răng, làm giảm tuổi thọ của răng. Mặt khác khi các chân răng bị tiêu đi, nhất là ở hàm trên sẽ dễ làm lộ các khuyết điểm như hóp má, lõm má, móm.
Rách môi hay nuốt phải mắc cài, dây cung
Những khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung có thể khá nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ do nô đùa mà bị đập mạnh vào mặt, khiến mắc cài kim loại đâm vào làm rách môi, má, lưỡi… Một trường hợp nữa cũng rất nguy hiểm khi nuốt phải dây cung, mắc cài khi chúng long ra và rơi vào thực quản trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.
Những khuyến cáo khi niềng răng
Khi đang trong thời kì niềng răng không nên đùa giỡn chạy nhảy, chơi các môn thể thao va chạm mạnh.
Giữ vệ sinh răng miệng, hết sức cẩn thận, tỉ mỉ không để thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, niềng răng. Hạn chế đồ ăn có đường, đồ cứng. Nên ăn các thức ăn mềm để tránh làm xô lệnh khuôn niềng răng hay làm tổn thương chân răng.
Tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng, điều chỉnh lại mắc cài chân răng cho phù hợp và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH