Trám răng không phải là phương cách để chấm dứt sâu răng vì phòng ngừa sâu răng mới làm giảm được sâu răng. Còn khi để răng bị sâu rồi mới chữa chỉ là đối phó vì lỗ sâu đã trám rồi chỉ là tạm thời làm ngưng sâu răng, nếu không giữ gìn răng miệng sạch sẽ thì sâu răng sẽ tái phát. Cùng tìm hiểu về phương pháp trám răng và niềng răng hô giá bao nhiêu.
Những điều cần biết về trám răng |
Trám răng làm gì?
Trám răng làm gì? niềng răng có gây ảnh hưởng gì không? Những chiếc răng bị sâu, có lỗ hỏng, nứt nẻ, gãy vỡ... là điều kiện để vi khẩm xâm nhập, sinh sống và phát triển, sinh ra nhiều bệnh nguy hại trong khoang miệng. Hơn nữa, những khuyết điểm trên đôi khi còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Để giải quyết những vấn đề trên, trám răng là một trong những phương pháp điều trị được đánh giá cao.
Trám răng được xem là cách phổ biến nhất để điều trị, phôi phục lại vùng mô răng đã bị tổn thương với những trường hợp sâu răng chưa nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng vào tủy, bởi vì khi răng đã bị tổn thương thì không thể tự phục hồi nếu không được điều trị.
Phương pháp này vừa chữa răng khỏe mạnh đảm bảo chức năng ăn nhai, vừa mang đến sự thẩm mỹ nguyên vẹn trở lại cho răng. Hơn nữa, khi thực hiện trám răng, mọi vấn đề khác về răng miệng đồng thời được phát hiện và điều trị kịp thời, bảo vệ răng miệng duy trì tốt chức năng.
Quy trình trám răng tại trung tâm nha khoa
Một quy trình trám răng đạt chuẩn thường được diễn ra trong điều kiện vô trùng, tuân thủ các nguyên tắc an toàn của Bộ Y tế, bao gồm các bước như sau:
Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành thăm khám cụ thể vùng răng cần trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sử dụng. Trong một số trường hợp, nếu hư tổn trên răng quá nặng mà không thể trám để phục hồi, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định cho bạn giải pháp điều trị khác.
Vệ sinh răng miệng
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình trám răng. Nhằm đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng sau khi trám, bệnh nhân được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nạo bỏ các vết sâu, mô bệnh và tủy chết, sau đó làm sạch bằng nước súc miệng chuyên dụng.
Nếu trong quá trình thăm khám, nha sĩ xác định người bệnh đang mắc phải các bệnh nha chu hoặc có vôi răng, quy trình trám răng có thể bắt buộc bạn phải thực hiện điều trị, cạo vôi răng sạch sẽ trước khi trám răng.
Thực hiện trám răng
Để giảm thiểu tình trạng đau nhức hoặc khó chịu trong quá trình trám răng, nha sĩ thực hiện gây tê với liều lượng phù hợp tại vùng răng trám. Sau đó, bác sĩ tạo hình xoang trám và đưa vật liệu lên vùng cần trám để thực hiện trám răng.
Thông thường, một quy trình trám răng thực hiện trong vòng 20 phút. Sau khi trám răng hoàn tất, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống để đảm bảo duy trì kết quả trám răng trong lâu dài.
Bài viết
được trích nguồn tại: https://nhakhoa304.blogspot.com
Thông tin
liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT