Niềng răng móm là hình thức chỉnh nha được áp dụng cho hàm răng dưới khi chúng có dấu hiệu mọc lệch và đưa ra ngoài so với răng hàm trên. Niềng răng móm bên cạnh việc cải thiện thẩm mỹ gương mặt còn giúp bạn tạo được khớp cắn chuẩn xác giữa 2 hàm trên dưới, khắc phục chức năng răng một cách hiệu quả.

Dịch vụ niềng răng móm

Niềng răng móm là giải pháp chỉnh nha được áp dụng nhằm khắc phục hàm răng móm chìa ra quá mức, bao phủ hàm răng trên về lại đúng vị trí. Bằng việc sử dụng các khí cụ niềng răng gắn trực tiếp lên toàn bộ hàm răng để tạo ra lực kéo ổn định, tác động lên răng và giúp răng từ từ di chuyển, sắp xếp răng về vị trí sao cho hai hàm trên dưới cân xứng với nhau.
Răng móm làm hạn chế chức năng răng
Niềng răng móm là cả một quá trình dài, cần nhiều thời gian để răng di chuyển, chứ không thể nóng vội mong muốn có kết quả chỉ trong ngày một ngày hai. Thông thường, thời gian niềng răng móm sẽ từ 18 – 24 tháng.

Quá trình niềng răng móm như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ móm và cơ địa từng bệnh nhân. Thông qua đó, nha sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kế hoạch, phác đồ niềng răng chi tiết, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cao.

Quy trình niềng răng móm

Bước 1: Thực hiện thăm khám, kiểm tra tình trạng răng hiện tại và tiến hành chụp phim x-quang cho khách hàng bằng hệ thống Cone bean CT 3D. 

Bước 2: Tiếp theo, nha sĩ tư vấn cho khách hàng về các loại khí cụ niềng răng tân tiến hiện nay. Tại Nha khoa Đăng Lưu thực hiện được đa dạng các kỹ thuật niềng răng từ mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong cho đến niềng răng không mắc cài Invisalign…
Niềng răng móm cải thiện chức năng răng và thẩm mỹ gương mặt
Bước 3: Tiến hành lấy mẫu dấu hàm răng bằng công nghệ Scan 3D, nhằm thu thập các thông số chi tiết cho việc thiết kế hệ thống mắc cài hoặc khay niềng răng tương thích với từng khuôn răng của bệnh nhân.

Bước 4: Bệnh nhân sẽ được nha sĩ thăm khám, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau khi hoàn thiện hệ thống khí cụ niềng răng, nha sĩ áp dụng đeo lên cung hàm răng của người bệnh và điều chỉnh sao cho cân đối, cố định.

Bước 5: Điều chỉnh và kiểm tra lực kéo của khí cụ tránh trường hợp mắc cài bị nới lỏng dễ bung tuột trong quá trình ăn nhai. Sau đó,  nha sĩ hướng dẫn cho người bệnh cách vệ sinh mắc cài, chăm sóc răng miệng và đặt lịch hẹn tái khám.
 
Top